Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 Các vụ bê bối an toàn thực phẩm tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Cơ quan Kiểm tra An toàn Thực phẩm Trung Quốc cho biết, trong chiến dịch an toàn thực phẩm kéo dài 5 tháng, Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ hơn 2.000 can phạm, tịch thu nhiều tấn thực phẩm hư thối và đóng cửa hơn 5.000 công ty. Một số trường hợp bị bỏ tù và nặng nhất là bị tử hình.[91] Cuộc thanh tra đã được tiến hành đối với gần 6 triệu cơ sở sản xuất thực phẩm và chất phụ gia trong nước.[92]

Clenbuterol trong thức ăn gia súc

Clenbuterol còn gọi là "bột thịt nạc" đã bị cấm sử dụng từ những năm 1990. Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều người vẫn trộn chất này vào trong thức ăn gia súc, chủ yếu là cho lợn, để giúp tạo thịt nạc hơn và giảm lượng mỡ, giúp thịt có vẻ ngoài tươi hơn trong thời gian dài.[93] Chất này tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi động vật.[94] Trong y khoa, đây là một hoá chất tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, làm thuốc điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra còn tính năng kích thích đốt mỡ và tạo cơ nên còn được sử dụng để giảm cân. Nhưng việc dùng quá liều có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn. Các chuyên gia cho biết việc tiêu thụ thịt nhiễm clenbuterol có thể gây các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, run tay, tim đập nhanh và lo âu, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có bệnh tim mạch,[95] có thể dẫn đến loạn nhịp tim, co giật, thậm chí tử vong.

Ngày 23 tháng 4 năm 2011, 286 dân làng phải nhập viện do nôn ói sau khi dự một đám cưới ở tỉnh Hồ Nam, trong đó 91 người được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm do ăn phải clenbuterol. Một số bệnh nhân lâm vào tình trạng bi kịch. Giám đốc cơ quan kiểm tra thực phẩm thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Trung Quốc cho biết, nếu bị ngộ độc có khả năng các bệnh nhân đã ăn phải một lượng khá lớn.[92][95]

Beijing News ngày 16 tháng 8 đưa tin, dù là chất phụ gia dù bị cấm nhưng clenbuterol được trộn rất phổ biến vào thức ăn cho cừu ở 2 huyện thuộc tỉnh Hà Bắc trong nhiều năm và được bán nhiều ở thị trường Hà Nam, Giang TôThượng Hải với giá thành lợi hơn.[96] Các nhà quan sát cho hay ít nhất ở vùng nông thôn nước này, hóa chất clenbuterol vẫn được dùng tràn lan.[97]

Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thừa nhận đây thực sự là một vấn đề lớn tại quốc gia này.[97]Đầu năm năm 2011, hãng tin AP cho biết tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động, sử dụng trong cả thịt rắn và thịt bò.[97]

Wen Peng, biên tập viên The Pig Site, trang tin tổng hợp về ngành công nghiệp thịt lợn toàn cầu, cho biết rằng việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol rất khó khăn vì cho dù Trung Quốc có các quy định nghiêm khắc chống việc sử dụng loại chất này, nhưng việc thực thi lại rất lỏng lẻo và người vi phạm thường chỉ phải nộp phạt.

Trước đó, vào tháng 8 năm 2009, Wang Yunlong, lãnh đạo Ủy ban về Các vấn đề Nông nghiệp và Nông thôn đã gửi một báo cáo gửi tới Quốc hội Trung Quốc nói rằng nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng "bột thịt nạc" đã không đạt hiệu quả ở nhiều khu vực đồng thời kêu gọi việc thực hiện "một nỗ lực tập trung trên toàn quốc nhằm kiểm soát tình hình".

Một số trang trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch đã bắt đầu xuất hiện nhưng giá thịt lợn ở đây có giá gấp 3 lần giá thịt bán ở các siêu thị.

Bánh bao tái chế bằng hóa chất

Bánh bao đã hết hạn sử dụng sẽ được thu hồi, đưa về một cơ sở sản xuất trải qua quá trình nhồi ngâm và thêm nhiều chất phụ gia để bánh được như mới sau khi ra lò. Được biết, mỗi ngày có hơn 30.000 chiếc bánh bao tái chế được đưa vào các siêu thị của Trung Quốc.[98] Loại bánh bao này cũng đượcphân phối vào các trường học tại Ôn Châu, Triết Giang. Theo lời khai của 3 tội phạm sản xuất bị bắt giữ thì họ đã tiêu thụ khoảng 200.000 chiếc bánh bao "màu" ra thị trường trong đó có khoảng 11.000 cho trường học trong toàn thành phố Ôn Châu. Một số xưởng sản xuất tại đây theo điều tra không có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.[99]

Trong một đợt kiểm tra thực phẩm, các nhà chức trách thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã thu giữ hơn 6.000 bánh bao bị nghi ngờ nhuộm hóa chất. Sau khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng một phóng sự điều tra về việc sử dụng hóa chất nhuộm và làm mới bánh bao, Thị trưởng thành phố Thượng Hải tuyên bố sẽ mở rộng điều tra vụ việc này. Các loại hóa chất nghi ngờ sử dụng gồm đường hóa học độc hại natri cyclamate và chất bảo quản kali sorbate.[100]

Giá đỗ nhiễm độc

Tháng 4 năm 2011, cảnh sát thành phố Thẩm Dương tiến hành thu giữ 40 tấn giá đỗ nhiễm độc. Loại giá này được xử lý với nhiều chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử dụng. Viện nghiên cứu an toàn thực phẩm thành phố Thẩm Dương sau khi nghiên cứu cho biết: những chất phụ gia có chứa natri nitrit - chất mà khi phản ứng với axit trong dạ dày sẽ trở thành một trong những tác nhân gây ung thư, ngoài ra còn có urê cũng như thuốc kháng sinhkích thích tố thực vật. Các hóa chất được dùng để giá lớn nhanh hơn và trông bóng hơn, rút ngắn thời gian nảy mầm và tạo ra được những cây giá cao và mập mạp.[101][102]

Giấm nhiễm độc

Reuters dẫn nguồn tin của Tân Hoa xã ngày 22 tháng 8 cho biết, giấm được lưu trữ trong các thùng nhựa từng đựng chất chống đông - một loại hóa chất độc hại đối với con người, được cho là thủ phạm cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 120 người khác bị bệnh tại vùng Tân Cương. Trong các nạn nhân có nhiều trẻ em.[103]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các vụ bê bối an toàn thực phẩm tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa http://www.theage.com.au/news/world/tokyo-warns-be... http://app1.chinadaily.com.cn/star/2003/1120/bz9-3... http://www.chinadaily.com.cn/china/2006-06/03/cont... http://www.chinadaily.com.cn/china/2006-08/22/cont... http://www.chinadaily.com.cn/china/2007-02/27/cont... http://www.chinadaily.com.cn/china/2007-03/09/cont... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-05/1... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-03/3... http://www.chinagate.com.cn/english/medicare/49222... http://health.enorth.com.cn/system/2006/12/08/0014...